Khi học Đại học, mình bắt đầu tiếp cận với phương pháp học mới, khác hẳn với cấp ba là ở cấp Đại học, sinh viên phải tự học và tự nghiên cứu rất nhiều – và khi thắc mắc một vấn đề gì đó, câu trả lời thường xuyên nhận được từ các bạn và các thầy cô là: “Google đi”, “Tra Google đi em”.
Tuy nhiên có khi nào bạn bế tắc khi Google một vấn đề? Mình cũng đã từng như các bạn, rất bế tắc khi gõ những cụm từ khoá tìm kiếm của mình lên Google và nhận được những kết quả trả về thực sự không như mong muốn. Vì vậy mình đã tìm hiểu qua một vài cách để có thể tối ưu hoá giá trị của công cụ tìm kiếm này, bài viết dựa trên quan điểm và kinh nghiệm cá nhân, vì vậy nếu có thiếu sót gì thì đừng ngần ngại bổ sung cho mình nhé.
Nội dung bài viết sẽ tập trung vào việc Tối ưu việc khai thác và tìm kiếm thông tin trên Google. Bài viết này mình sẽ trình bày dưới dạng các đoạn toán tử tìm kiếm, các bạn có thể vừa đọc vừa làm theo nhé:
1. Tìm kiếm File
Để tìm kiếm file, các bạn dùng cụm từ khoá filetype:file_format
Trong đó:
- filetype: là cú pháp để trỏ tới định dạng file mà bạn tìm kiếm
- file_format: là “đuôi” của file mà bạn muốn tìm (ví dụ pdf,pptx …), các file_format phổ biến mình sẽ đính kèm bên dưới.
Ví dụ: Hãy tìm một file về Luật Giao dịch điện tử 2005 có định dạng là file pdf. Cú pháp sẽ là:
Cú pháp:
Luật Giao dịch điện tử 2005 filetype:pdf
Các bạn có thể thấy là tất cả các kết quả tìm kiếm đều là file PDF , công việc của các bạn đến đây rất đơn giản, chỉ cần click vào là có thể đọc được và tải về ngay.
2. Tìm kiếm chính xác
2.1. Tìm kiếm chính xác trong nội dung
Tìm kiếm chính xác là việc các bạn tối ưu hoá tìm kiếm và tìm chính xác từ khoá đó trên Internet, ví dụ nếu bạn tìm từ khoá “Tăng trưởng GDP” theo cách thông thường, kết quả sẽ hiển thị các Website bao gồm từ khoá “Tăng”, “trưởng”, “GDP” và tổ hợp của các từ khoá này, cụ thể:
Tuy nhiên, bây giờ mình mong muốn chỉ tìm chính xác cụm cả ba chữ “Tăng trưởng GDP” đi cùng nhau thì phải làm sao? Rất đơn giản, các bạn chỉ cần thêm "keyword"
:
Trong đó:
- keyword: là từ khoá mà các bạn cần tìm kiếm
Ví dụ: Hãy tìm kiếm cụm từ “Điểm thi THPT Quốc gia”
Cú pháp:
"Điểm thi THPT Quốc gia"
Kết quả:
Tips: Phương pháp tìm kiếm này thường được mình sử dụng để tìm kiếm các từ, cụm từ, câu hỏi trong các sách cũng như bài kiểm tra, tăng tốc độ dò ra lên rất nhiều lần.
2.2. Tìm kiếm chính xác trong tiêu đề:
Bạn cũng có thể tìm kiếm từ khoá chỉ trong tiêu đề của Website bằng cách dùng 2 từ khoá intitle
và allintitle
Trong đó:
- intitle: là tìm kiếm trong tiêu đề và trong nội dung website (mình hay dùng)
- allintitle: tìm kiếm chỉ trong tiêu đề
Ví dụ: Tìm kiếm các bài báo có tiêu đề hoặc trong bài chữa từ “bão lũ”
Kết quả:
2.3. Tìm kiếm trên mạng xã hội
Bạn có thể sử dụng toán tử @
để tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội
Ví dụ: Tìm kiếm thông tin của Trường Đại học Kinh tế Luật tại facebook
Từ khoá: “Trường Đại học Kinh tế Luật @facebook” (bạn có thể thay facebook bằng instagram, twitter …)
Kết quả
2.4. Tìm kiếm với các toán tử
Bên cạnh đó các bạn có thể sử dụng thêm các toán tử như – (exclude) related:
… để tìm kiếm, các bạn có thể tham khảo tại đây: https://support.google.com/websearch/answer/2466433
3. Tìm kiếm cụ thể tại một Website
Kiểu thứ ba của việc tìm kiếm đó là tìm kiếm chính xác, cụ thể là bạn sẽ tìm một từ hoặc cụm từ, một file tại một website cụ thể nào đó, mình lấy ví dụ nhé:
Vấn đề: “Tìm kiếm những thông tin về nền kinh tế Việt Nam tại trang web của Ngân hàng thế giới:
Phân tích: Vì trang ngân hàng thế giới là tiếng anh, nên ta phải sử dụng tiếng anh để tìm kiếm:
- Nền kinh tế việt nam: Vietnam’s economy
- Trang web của ngân hàng thế giới: https://www.worldbank.org/
Ta sẽ dùng cú pháp keyword site:site_name
để tìm kiếm, trong đó:
- keyword: là từ khoá tìm kiếm
- site_name là tên trang web mình cần tìm (worldbank.org)
Kết quả tìm: Ta sẽ gõ cụm sau đây vào google “Vietnam economy site:worldbank.org”
Để tối ưu hơn ta có thể dùng dấu nháy kép “” để tìm chính xác và tìm các file pdf tại trang này, vì thường các báo cáo sẽ ở dạng file pdf
4. Các công cụ hỗ trợ của Google
4.1: Phát âm tiếng anh
Một công cụ rất hữu ích để học tiếng anh là tính năng phát âm của Google, đây là tính năng giúp bạn tách từ thành các phần nhỏ rất dễ đọc nếu bạn chưa quen với đọc phiên âm IPA, cụ thể mình sẽ gõ theo cú pháp: vocabulary pronounce
- vocabulary: từ khoá bạn muốn tra
- pronounce: toán tử phát âm
Ví dụ: Tìm kiếm cách đọc của từ “sophisticated” trong tiếng anh:
sophisticated pronounce
Kết quả:
Bạn cũng có thể kiểm tra xem mình đọc có đúng chưa bằng nút “Practice” ở góc phải
4.2: Thời tiết
Công cụ thứ hai đó là thời tiết, bạn có thể gõ “location weather
“
Trong đó:
- location: là vị trí bạn muốn tìm kiếm, ví dụ Hồ Chí Minh hoặc Thủ Đức
- weather: là từ khoá tìm thời tiết
Ví dụ: Tìm kiếm thời tiết tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại
4.3: Quy đổi và tính toán
Công cụ nữa cũng rất hữu ích là bạn có thể đổi tỉ giá hối đoái, đơn vị … trực tiếp bằng Google
Ví dụ: Đổi 100 đô la mỹ sang việt nam đồng
- Tiếng Việt “100 đô la mỹ sang việt nam đồng“
- Tiếng Anh: 100$ to VND
- Đổi 1kg sang đơn bị pounds của Mỹ
- Công cụ tính toán:
5. Đọc lại một thông tin đã bị xoá
Để hiểu rõ hơn cách tìm kiếm này, bạn cần hiểu được cơ chế làm việc của Google đó là họ sẽ đóng vai trò như một người chuyên thu thập thông tin trên Internet sau đó sắp xếp và lưu trữ lại:
Hình: Quá trình hoạt động của Google (seopressor.com)
Các bạn có thể thấy rằng Google bản chất là một con bot thu thập lại thông tin, nên họ thường lưu trữ thông tin của website dưới tên là “cached“
Ví dụ ở đây mình giả sử như bài viết “Du hành lên sao Hỏa – bạn cần chuẩn bị những gì?” của báo Dân trí đã bị xoá, thì làm sao mình coi lại bây giờ?
Cách giải quyết:
- Chuột phải vào mũi tên nhỏ cạnh bên tiêu đề của kết quả tìm kiếm → nhấn vào
cached
Kết quả sẽ xuất hiện được bản cuối cùng mà Google thu thập được từ bài báo này
Trên đây là những chia sẻ và kinh nghiệm của mình khi tìm kiếm thông tin trên Google, rất mong là có ích với các bạn, đừng quên ghé thăm blog của mình: https://anhnhat.me/ để đọc thêm nhiều bài viết khác nhé ^^.
Phụ lục: Các filetype phổ biến
Filetype | Ý nghĩa |
.iso | ISO disc image |
.csv | Comma separated value file |
.sql | SQL database file |
.xml | XML file |
.apk | Android package file |
.exe | Executable file |
.py | Python file |
.jpeg or .jpg | JPEG image |
.png | PNG image |
.psd | PSD image |
.pptx | PowerPoint Open XML presentation |
.xls | Microsoft Excel file |
.xlsm | Microsoft Excel file with macros |
.xlsx | Microsoft Excel Open XML spreadsheet file |
.doc and .docx | Microsoft Word file |
PDF file |
Bài này hữu ích quá anh. Em đọc mà áp dụng được luôn. Chúc em làm khóa luận tốt nhờ kiến thức này đi ạ.
Cảm ơn em nhiều ^^ Chúc em học và lao động tốt nhé :))
Bài viết cực kì hữu ích luôn anh ạ. Bữa giờ em mới đọc được, cảm ơn anh nhiều lắm luông
Cám ơn Thu nhá.
hello anh!!!
Chắc là anh sẽ biết em😊 Cảm ơn anh nhiều vì bài viết siêu quan trọng và bổ ích này!!!
Mong được anh chia sẻ nhiều điều thú vị hơn nữa😍
Cám ơn em :> Anh sẽ cố gắng chia sẻ thật nhiều hơn nữa, đừng quên nghía vào Blog của anh thường xuyên nhá :>