SQL Server 2019 là một trong những Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) được phát triển bởi Microsoft, đây là một trong những RDBMS phổ biến nhất trên thế giới, và ở Việt Nam rất nhiều trường Đại học đang sử dụng để tiếp cận những môn về Cơ sở dữ liệu.
Nhận thấy nhiều bạn trong lúc cài Micrsoft SQL Server gặp các lỗi về phần mềm dẫn tới phải cài đặt lại mất thời gian. Nên trong phạm vi bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt SQL Server 2019 nhanh chóng và phục vụ được nhu cầu học tập, làm việc của các bạn
(Bài viết này tập trung phục vụ các bạn đang học môn Cơ sở dữ liệu thuộc Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM)
Bài viết sẽ hỗ trợ các bạn cài đặt:
1/ SQL Server 2019 bản Developer (Free): đây có thể hiểu là cốt lõi của RDBMS mà bạn cần cài đặt
2/ SQL Server Management Studio (SSMS): hiểu nôm na đây là một giao diện người dùng (GUI), môi trường giúp các bạn tương tác với SQL Server.
Cụ thể quá trình cài đặt sẽ được trình bày ở bên dưới.
Những điều cần lưu ý:
1/ Vì quá trình Download file khá nặng, nên các bạn hãy chuẩn bị đường truyền Internet thật tốt, các bạn có thể test ở trang https://fast.com/, tốc độ tầm trên 10 Mbps là ổn, thấp hơn thì thời gian sẽ khá lâu, các bạn có thể cắm máy qua đêm để cài đặt.
2/ Cần để trống ổ đĩa cài đặt ít nhất 10 GB để tránh phát sinh lỗi trong quá trình cài đặt, khuyến khích cài lên ổ đĩa SSD.
SQL Server 2019 Developer
Bước 1: Truy cập và nhấn nút download: https://www.microsoft.com/en-us/sql-server/sql-server-downloads
Hình: Chú thích nơi tải SQL Server 2019 Developer
Bước 2: Sau khi tải xong, các bạn sẽ có một file dạng như này, click khởi chạy nó
Bước 3: Khi khởi chạy thành công, các bạn sẽ thấy một cửa sổ với ba mục để cho các bạn chọn:
– Basic: Đây là tùy chọn đơn giản nhất, phần mềm sẽ tự động cấu hình cho các bạn những cài đặt cơ bản.
– Custom: Với những bạn có nhu cầu chuyên sâu hơn, chọn mục đấy để có thể cấu hình thủ công cài đặt
– Download Media: Mục này sẽ giúp các bạn tải về một file cài đặt offline nhằm mục đích cài được nhiều thiết bị khác nhau mà không cần tải lại.
Trong phạm vi bài hướng dẫn này, mình sẽ chọn mục Basic và sẽ custom lại cấu hình sau khi cài đặt xong, các bạn chọn vào Basic vào tiếp tục next đến khi nó hoàn thành nhé.
Hình: Các lựa chọn cài đặt
Hình: Lựa chọn cài đặt Basic
Nhớ chọn ổ đĩa để lưu nhé, khuyến khích lưu vào ổ đĩa SSD, sau đó bấm Install.
Bước 4: Sau khi tải và cài đặt xong, cửa sổ bên dưới sẽ xuất hiện, như đã nói ban đầu, chúng ta sẽ cấu hình lại để phù hợp với nhu cầu, nhấn vào Customize
Hình: Sau khi cài đặt xong
Cửa sổ sau sẽ hiện ra, các bạn bấm next để chuyển tới mục “Install Setup Files“. Hệ thống sẽ kiểm tra xem các mục đã được hoàn thành chưa, dấu tích xanh là đã ổn và thường thì mục Firewall sẽ màu vàng cảnh báo là nó có thể ảnh hưởng đến quá trình cài đặt, mục này không sao, các bạn có thể bỏ qua và tiếp tục bấm next.
Hình: Hệ thống kiểm tra các thành phần
Các bạn bấm không thay đổi gì ở các mục tiếp theo, bấm next cho đến mục “Product Key”, ở đây nhớ chọn “Developer” để được dùng bản miễn phí dành cho lập trình viên nhé.
Hình: Chọn mục Developer để nhận bản free
Bước 5: Các bạn bấm next cho đến mục Features Selection, đây là mục khá quan trọng, để cấu hình cho các packages mà các bạn muốn sử dụng, ở đây thường thì chúng ta sẽ chọn các mục dưới đây là đủ để học môn Cơ sở dữ liệu:
– Database Engine Services (nên có)
– Data Quality Client (tùy chọn)
– Client Tools Connectivity (nên có)
Hình: Chọn gói Database Engine Services
Hình: Chọn gói Client Tools Connectivity
Bước 6: Sau khi chọn xong, các bạn bấm Next để tới mục “Feature Configuration Rules”, ở mục này dùng để các bạn đặt tên cho Instance, các bạn có thể đặt tên của các bạn (không dấu, không khoảng cách, không kí tự đặt biệt nhé)
Hình: Cấu hình tên Instance
Bước 7: Các bạn bấm Next cho đến mục “Database Engine Configuration”. Đây là mục cực kì quan trọng, các bạn cần phải làm các thao tác sau:
– Chọn Mix Mode: Đây là chế độ kết hợp cả SQL Authentication và Windows Authentication, tạm hiểu là phương thức bảo mật cho CSDL.
– Sau khi chọn Mix Mode, các bạn nhập mật khẩu, lưu ý đây là mật khẩu gốc cho tài khoản super admin (sa) của các bạn, hãy bảo mật nó.
– Chọn mục Add Current User (như hình), trong lúc Add nó sẽ khựng nhé, kiên nhẫn nhé.
Hình: Cấu hình Database Engine Configuration
Bước 8: Install và chờ kết quả
Hình: Cài đật
Hình: Cài đật thành công
Sau khi chờ đợi cài đặt, màn hình hiện như này là bạn đã đi được 70% chặng đường rồi, bây giờ mình chuyển sang cài SQL Server Management Studio (SSMS) nhé.
SQL Server Management Studio (SSMS)
Để có giao diện tương tác với SQL Server thì ta cần cài SSMS, các bạn làm như sau
Bước 1: Vào https://docs.microsoft.com/en-us/sql/ssms/download-sql-server-management-studio-ssms
Bấm vào “Download SQL Server Management Studio (SSMS)”, hiện tại mình đang tải bản 18.5, đây là bản khá ổn định. Tuy nhiên nếu các bạn tải bản cũ hơn thì nên tránh bản 18.0 vì nó bỏ đi tính năng Database Diagram rất hữu ích với các bạn mới thao tác với các bảng trong CSDL. Với các bạn đang xài 17.9 vì từ bản 18.0 trở lên, Microsoft báo rằng là không thể sửa Diagram ở máy tính B nếu nó được tạo ở máy A. (Database Diagram created from SSMS running on machine A cannot be modified from machine B (SSMS crashes))
Hình: Tải SQL Server Management Studio
Sau khi tải xong và khởi chạy file cài đặt lên, màn hình sau sẽ xuất hiện, các bạn bấm Install.
Hình: Màn hình cài đặt
Sau khi cài đặt xong màn hình sẽ như thế này, coi như các bạn đã hoàn thành việc cài đặt rồi, bây giờ đến phần kiểm tra thôi.
Hình: Màn hình cài đặt thành công
Kiểm tra
Sau khi cài đặt xong, các bạn có thể vào Start -> Gõ Microsoft SQL Server Management Studio và khởi chạy nó, bên cạnh nó thì nên đưa icon này ra desktop để tiện thao tác sau này
Hình: Màn hình tìm kiếm trong menu Start
Sau khi khởi chạy, màn hình sẽ hiện như sau, ở mục “Authentication” chọn “SQL Server Authentication”, ở Login nhập “sa” và Password nhập mật khẩu mà bạn tạo trong quá trình cài đặt.
Trên đây là bài hướng dẫn của mình để cài đặt SQL Server 2019, trong quá trình cài đặt có phát sinh lỗi thì các bạn có thể để lại bình luận ở bài viết này, bên cạnh đó nếu các bạn ủng hộ thì mình sẽ làm thêm video từng bước làm cho các bạn dễ tham khảo.
Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe trong mùa dịch này và cám ơn các bạn đã ủng hộ mình, hãy để lại góp ý để mình cải thiện hơn về chất lượng các bài viết sau nhé.
Đừng quên để đón đọc các bài viết mới nhất các bạn có thể truy cập vào https://anhnhat.me/ nhé ^^
Anh Nhật
Nghỉ lâu quá quên luôn cả ngày xưa mình cũng từng học SQL. Thenkiu anh Nhật vì bài này đã cứu cánh em. See you soon haha!
Good luck em :)))
Của em nhập phần sa là tên mình (ID) và password nhưng connect thì hiện lỗi 18456 “Login fail for user” ạ thì xử lý ntn ạ? Em đã nhập đúng tên và mk rùi ạ
Bạn ơi bạn nhập username là “sa”, mật khẩu thì như lúc tạo nhé, sa là viết tắt của super admin, đừng nhập ID của máy tính bạn.
Dạ Admin cho em hỏi em cài SQl 2019, tên máy chủ có đuôi Express như DESKTOP-PFK2G6M\SQLEXPRESS và một máy khác DESKTOP-OEU7ST8\SQLEXPRESS
thì hai máy này không kết nối nhau được. Trong khi nếu cài sql 2012 thì kết nối hai máy với nhau bình thường. Có phải SQL 2019 bảng free không cho kết nối ?
phần login nhập “sa” là mình nhập gì vào đấy ạ
Nhập kí tự “sa” (super admin) đó bạn
Sao mình ko chọn được mục này, mình thấy nó có dấu tick sẵn nhưng bị chìm. Mình nhấn Next tiếp tục luôn thì chỗ thông báo Succeeded ko thấy mục Client Tool Connectivity hiện ra, phải làm sao để khắc phục ạ? Hay là có dấu tick là nó đã có sẵn?
– Client Tools Connectivity (nên có)
-2061893606Error anh ơi lúc em chạy cài đặt thì nó hiện lỗi này ạ, không biết phải khắc phục như nào ạ?
Bạn bổ sung thêm hình để mình dễ kiểm tra hơn được không?
Anh ơi, cho em hỏi hiện em đang xài SQL 2014, giờ em muốn tải SQL 2019 thì có cần phải xóa bản 2014 không ạ
Bạn nên uninstall hoàn toàn rồi cài lại từ đầu để tránh phát sinh các lỗi không đáng có nhé.
Cảm ơn anh vì bài viết này ạ
Bài viết của Anh rất chi tiết và bổ ích ạ . Nhờ Anh mà em có thể cài đặt nhanh và thuận tiện nhất. Em cám ơn Anhhh nhé
Anh ơi cho em hỏi là máy em đang install SSMS thì bị đơ không chạy nên em lỡ ấn cancel. Lúc setup SSMS lại thì không được nữa dù đã tải về lại ạ. Anh giúp em với.
Em uninstall SSMS sau đó cài lại nhé, link uninstall tham khảo: https://docs.microsoft.com/en-us/troubleshoot/sql/ssms/uninstall-management-studio
anh ơi, cho em hỏi sao của em k lên màn hình customize để chọn vậy anh. Em cảm ơn ạ
Em chạy bộ cài bằng quyền administrator thử nha em, nếu không được nữa thì em thử khởi động lại máy nhé.
Cảm ơn anh nhiều ạ. em đã cài được rồi ạ
TITLE: Microsoft SQL Server Management Studio
——————————
Service ‘Microsoft.SqlServer.Management.IRegistrationService’ not found (Microsoft.SqlServer.Management.SDK.SqlStudio)
——————————
BUTTONS:
OK
——————————
Anh ơi em đăng nhập bằng sa + password đã đặt khi cài SQL. Nhưng đăng nhập xong thì nó hiện như này ạ, nên khắc phục như nào ạ?
Em chạy SSMS bằng quyền Administrator nha. Lỗi em gặp tương tự như ở đây nè: https://docs.microsoft.com/en-us/answers/questions/91701/ssms186-microsoftsqlservermanagementiregistrations.html
Đi tìm bao nhiêu vdeo rồi trang này nọ mà k cài đc. Mãi mới tìm ra trang này hướng dẫn rất chi tiết nên mình đaz cài thành công. Thank you so much 😁😁
Mình có 1 thắc mắc muốn hỏi, đó là mình thấy cái kiểu cài đặt này hình như hướng tới ng sử dụng code nhiều hơn pk ạ? Nếu mình chỉ sử dụng các công cụ có sẵn ở phần mềm để tạo bảng, chèn, xử lý dl…. thì cài ntn có hợp lý k ạ?
Mình là dân kte mới tập tành học xử lý dữ liệu nên mong nhận đc giải đáp ạ
Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu MSSSQL dùng để lưu trữ và xử lý dữ liệu, các công cụ bạn nói đều đã được tích hợp ở SSMS, bạn thử đọc qua một số hướng dẫn trên Internet để hiểu và thực hành được các thao tác mà bạn nhắc tới nhé ^^
Cảm ơn anh! Bài viết rất chi tiết và hữu ích. Em đã cài đặt thành công
Cảm ơn bài viết của anh, rất chi tiết và hữu ích ạ. Chúc anh có nhiều thành công trong cuộc sống!
Respect!
Amazing!!!
Nice post
Thanks, Author
Bài viết cực kỳ chi tiết và hữu ích nha. Cảm ơn bạn nhiều 🙂
thank bạn
TITLE: Connect to Server
——————————
Cannot connect to DUNGLAIHP\SQLEXPRESS.
——————————
ADDITIONAL INFORMATION:
A connection was successfully established with the server, but then an error occurred during the login process. (provider: Shared Memory Provider, error: 0 – No process is on the other end of the pipe.) (Microsoft SQL Server, Error: 233)
For help, click: http://go.microsoft.com/fwlink?ProdName=Microsoft%20SQL%20Server&EvtSrc=MSSQLServer&EvtID=233&LinkId=20476
——————————
No process is on the other end of the pipe
——————————
BUTTONS:
OK
——————————
Bạn kiểm tra lại thử bước tạo tài khoản có đúng không, có thể lỗi ở bước đó ấy.
Kiểm tra như thế nào vậy Anh Nhat
BÀI VIẾT RẤT TUYỆT, CÁM ƠN TÁC GIẢ
Cảm ơn anh vì bài viết bổ ích này
chào anh, bài viết rất hữu ích. Cảm ơn anh nhé