Skip to content

Anh Nhat Blog

Writing for Life

Menu
  • Home
  • Project
  • Bucket
  • About
  • Contact
Menu

Rong ruổi nước Đức 04 – Giáo dục Đức

Posted on June 19, 2025June 19, 2025 by Anh Nhat

Gần đây, trong một bài viết về du học Đức, một số ý kiến cho rằng chương trình đại học ở Đức rất nặng, đặc biệt khi học phí được miễn. Câu hỏi đặt ra là liệu việc miễn học phí là nguyên nhân dẫn đến khối lượng học tập khổng lồ theo kiểu quan hệ nhân quả trực tiếp? Sau khi tìm hiểu lại lịch sử, mình thấy rằng câu chuyện không đơn giản như vậy. Bài viết này là góc nhìn của mình để giải thích lý do tại sao chương trình học ở Đức đòi hỏi nhiều nỗ lực và điều gì làm nên sự đặc biệt của hệ thống giáo dục nước này so với của các quốc gia phương Tây khác.

Nền tảng triết lý giáo dục Humboldtian

Để hiểu rõ hơn, cần quay lại thế kỷ 19, khi Wilhelm von Humboldt, Bộ trưởng Giáo dục Vương quốc Phổ, đặt nền móng cho triết lý giáo dục mang tên Humboldtian model. Triết lý này không chỉ định hình hệ thống giáo dục Đức mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Nó dựa trên ba nguyên tắc cốt lõi: Unity, Freedom, và Autonomous. Dưới đây là phân tích chi tiết từng nguyên tắc theo cách hiểu của mình.

1. Unity of Teaching and Research (Thống nhất giữa giảng dạy và nghiên cứu)

Nguyên tắc đầu tiên nhấn mạnh sự thống nhất giữa giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học trên toàn nước Đức. Các trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là trung tâm nghiên cứu, nơi giảng viên và sinh viên cùng đóng góp vào việc tạo ra tri thức mới.

Nguyên tắc này dẫn đến một đặc điểm nổi bật: chất lượng giáo dục được chính phủ nỗ lực đồng đều hóa giữa các trường đại học. Khác với một số quốc gia có sự phân hóa rõ rệt giữa các trường top đầu và trường ít danh tiếng, ở Đức, chương trình học tại các trường đại học thường có nội dung tương đồng. Ví dụ, khi so sánh chương trình môn Database giữa một trường đại học Tổng hợp (Universität) và một trường Đại học Kỹ thuật (Technische Universität) , nội dung học tương đồng đến 95%. Điều này giải thích tại sao thứ hạng đại học ở Đức không được xem là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục.

2. Academic Freedom (Tự do học thuật)

Nguyên tắc thứ hai là tự do học thuật, một giá trị cốt lõi của giáo dục Đức. Sinh viên được tự do lựa chọn con đường học tập, từ việc chọn môn học đến cách tiếp cận vấn đề. Giảng viên cũng được khuyến khích tự do nghiên cứu, không chịu áp lực từ định hướng chính trị hay khuôn khổ học thuật cứng nhắc.

Tự do học thuật tạo ra một môi trường cởi mở, nơi sinh viên có thể đặt câu hỏi, phản biện và theo đuổi đam mê. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự chủ động cao. Sinh viên phải tự định hướng, tự tìm tòi và chịu trách nhiệm cho kết quả học tập của mình, thay vì trông chờ sự hướng dẫn chi tiết từ giảng viên.

3. Autonomous (Tự chủ)

Nguyên tắc cuối cùng, tự chủ, là yếu tố chính khiến chương trình học ở Đức trở nên thách thức. Hệ thống giáo dục Đức xem sinh viên là những independent thinkers (người tư duy độc lập) và khuyến khích họ self-motivated (tự tạo động lực). Sinh viên chịu trách nhiệm hoàn toàn cho quá trình học tập, trong khi giảng viên đóng vai trò là đối tác đồng hành, cùng xây dựng tri thức, thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một chiều.

Thực tế này dẫn đến một số đặc điểm đặc trưng: các trường đại học Đức hiếm khi điểm danh, ít tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ, nhưng khối lượng học tập rất lớn. Thay vì nhiều bài tập nhỏ, sinh viên thường đối mặt với một kỳ thi cuối kỳ quyết định toàn bộ điểm số hoặc một dự án lớn đòi hỏi khả năng tự nghiên cứu và quản lý thời gian. Sự tự giác là yếu tố then chốt để thành công trong môi trường này.

Nền kinh tế số 3 thế giới sẽ có cách làm của họ, họ không chạy theo các bảng xếp hạng theo kiểu Anglo-American Models, nhưng chất lượng của brand “german engineering” chưa bao giờ thấp ở thế kỉ này cả.


English:

Is Free Tuition in Germany the Reason for Heavy University Workloads?

Recently, in an article about studying in Germany, some opinions suggested that German university programs are very demanding, especially when tuition fees are waived. This raises the question: Does free tuition directly lead to a massive academic workload? Upon further investigation, it becomes clear that the story is not so simple. This article will explore why academic programs in Germany require such effort and what makes the country’s education system unique.


The Humboldtian Educational Philosophy

To understand better, we must go back to the 19th century, when Wilhelm von Humboldt, the Minister of Education of the Kingdom of Prussia, laid the foundation for what is known as the Humboldtian model of education. This philosophy not only shaped Germany’s education system but also influenced many other countries. It is based on three core principles: Unity, Freedom, and Autonomy. Below is a detailed analysis of each principle from my perspective.

1. Unity of Teaching and Research

The first principle emphasizes the unity of teaching and research at universities throughout Germany. These institutions are not just places for knowledge transmission but also research centers where both professors and students contribute to the creation of new knowledge.

This principle results in a key feature: the German government works to equalize educational quality across all universities. Unlike in some countries where there’s a clear gap between elite and less prestigious universities, in Germany, curricula are often highly similar across institutions. For example, when comparing the Database course at a general university (Universität) and a technical university (Technische Universität), the content can be 95% identical. This explains why university rankings are not considered a major determinant of educational quality in Germany.

2. Academic Freedom

The second principle is academic freedom, a core value of German education. Students are free to choose their academic paths, from selecting courses to how they approach problems. Professors are also encouraged to pursue research freely, without pressure from political agendas or rigid academic frameworks.

Academic freedom creates an open environment where students can question, debate, and follow their passions. However, it also demands a high level of self-direction. Students must take initiative, explore independently, and be responsible for their academic outcomes rather than relying on detailed guidance from instructors.

3. Autonomy

The final principle, autonomy, is the main factor behind the challenging nature of German study programs. The German education system views students as independent thinkers and encourages them to be self-motivated. Students are fully responsible for their learning process, while instructors serve more as partners in the co-creation of knowledge rather than mere knowledge transmitters.

This reality leads to some characteristic features: German universities rarely take attendance, offer few midterms, yet have a heavy academic workload. Instead of frequent small assignments, students typically face one final exam that determines their entire grade or a major project requiring independent research and time management. Self-discipline is key to succeeding in this environment.


As the world’s third-largest economy, Germany has its own approach. It does not follow university rankings in the Anglo-American model, but the quality of the “German engineering” brand has never fallen short in this century.

— Translated by AI

Share this:

  • Click to share on X (Opens in new window) X
  • Click to share on Facebook (Opens in new window) Facebook
  • More
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window) LinkedIn

Like this:

Like Loading...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Categories

About me

Mình là Anh Nhật, mình là cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM. Mình từng có 3 năm kinh nghiệm làm việc với các vị trí BI Analyst, Data Engineer. Hiện mình đang theo học Master Data Science tại trường Đại học Tổng hợp Mannheim, CHLB Đức.

Blog này là nơi mình chia sẻ về những hành trình của mình, cám ơn tất cả các bạn đã đến đây và ủng hộ mình.

LinkedIn Feed

© 2025 Anh Nhat Blog | Powered by Minimalist Blog WordPress Theme
%d